1. Tiếng Anh và những ngôn ngữ khác

Trong một số ngôn ngữ, từ mang nghĩa phủ định như nobody, nothing, hay never phải được dùng với một động từ phủ định. Trong tiếng Anh chuẩn, nobody, nothing, never bản thân nó đã mang nghĩa phủ định nên không cần phải thêm not.
Ví dụ:
I opened the door, but I could see nobody. 
(Tôi mở cửa nhưng tôi không thấy ai.)
KHÔNG DÙNG: I couldn't see nobody. 
Tell them nothing. (Đừng nói gì cho họ.)
KHÔNG DÙNG: Don't tell them nothing.
Nothing matters now - everything's finised. 
(Giờ không còn gì quan trọng nữa rồi - mọi thứ đều đã xong.)
KHÔNG DÙNG: Nothing doesn't matter
I've never understood what she wants. 
(Tôi không bao giờ hiểu cô ấy muốn gì.)
KHÔNG DÙNG: I haven't never understood...

2. Nobody và not anybody

Nobody, nothing, never mang tính chất nhấn mạnh. Chúng ta thường hay dùng not anybody, not anything, not ever...hơn. Chú ý rằng anything, anybody, ever...không phải những từ mang nghĩa phủ định và chúng cần phải thêm not ở trước để thể hiện nghĩa phủ định.
Ví dụ:
I opened the door, but I couldn't see anybody. 
(Tôi mở cửa nhưng tôi không thấy ai.)
KHÔNG DÙNG: ...I could see anybody. 
Don't tell them anything. (Đừng nói gì cho họ.)
Your suggestion won't help either of us.
(Lời gợi ý của anh không giúp được ai trong chúng tôi cả.)

Chỉ có nobody, nothing ... được đặt ở đầu mệnh đề.
Ví dụ:
Nothing matters. (Không có gì quan trọng.)
KHÔNG DÙNG: Not anything matters.
Nowhere is safe. (Không đâu an toàn cả.)

3. Phủ định kép, đa phủ định và nghĩa của chúng

Có thể dùng hai hoặc ba từ phủ định trong câu nhưng cả hai từ đó đều có nghĩa đầy đủ.
Hãy so sánh:
Say nothing. (=Be silent)
(Đừng nói gì hết.) (=Im lặng)
Don't just say nothing. Tell us what the problem is. (=Don't be silent...)
(Đừng có không nói gì cả. Nói cho chúng tôi có vấn đề gì đi.) (=Đừng có im lặng...)

Đa phủ định đôi khi được dùng thay cho cấu trúc khẳng định đơn giản để tạo hiệu quả đặc biệt trong văn phong. Cách này thường được dùng trong văn chương còn trong văn nói nó có vẻ không được tự nhiên và lạc hậu.
Ví dụ:
Not a day passes when I don't regret not having studied music in my youth.
(Chưa một ngày nào là tôi không hối hận vì đã không theo học nhạc khi còn trẻ.)
TỰ NHIÊN HƠN: Every day I regret not having studied music when I was younger. HAY: I wish I had studied music when I was younger.)

4. Phương ngữ

Trong phương ngữ của người Anh, Mỹ và các nước khác, từ hai thể phủ định trở lên có thể dùng để diễn đạt ý nghĩa phủ định đơn giản.
Ví dụ:
I ain't seen nobody. (Tiếng Anh chuẩn: I haven't seen anybody.)
(Tôi không thấy ai cả.)
I ain't never done nothing to nobody and I ain't never got nothing from nobody no time. (Bài hát Mỹ của Bert Williams)
(Tôi chưa bao giờ làm gì ai và tôi chưa bao giờ nhận được gì từ ai cả.)

5. Hai ý phủ định

Khi not ám chỉ đến từ hai động từ, danh từ, tính từ trở lên, chúng ta ngăn cách chúng bởi or.
Ví dụ:
He doesn't smoke or drink. (Anh ấy không hút thuốc hay uống rượu.)
KHÔNG DÙNG: He doesn't smoke nor drink.
She wasn't angry or upset. (Cô ấy không giận cũng không buồn.)
It's not on the table or in the cupboard.
(Nó không ở trên bàn hay trên chạn.)

Tuy nhiên, chúng ta có thể dùng nor sau dấu phẩy để ngăn cách và nhấn mạnh động từ, tính từ thứ hai.
Ví dụ:
Our main need is not food, nor money. It is education. 
(Như cầu chính của chúng tôi không phải là thức ăn hay tiền bạc. Mà nó chính là giáo dục.)
NHẤN MẠNH HƠN: ...food or money.
She didn't phone that day, nor the next day. 
(Cô ấy không gọi vào ngày đó hay ngày tiếp theo.)
NHẤN MẠNH HƠN: ...or the next day.

Chú ý không dùng neither theo cách này.

6. ...I don't think

Trong văn phong thân mật, không trang trọng, các nhóm từ như I don't like hay I don't suppose thường được thêm vào sau các phát biểu mang tính phủ định. Trong trường hợp này, dạng phủ định được thêm vào không làm ảnh hưởng đến nghĩa trong câu.
Ví dụ:
She hasn't got much chance of passing the exam, I don't think.
(Cô ấy không có nhiều cơ hội để vượt qua kỳ thi.)
We won't be back before midnight, I don't suppose.
(Chúng ta sẽ không quay về trước nửa đêm.)

7.  Phủ định thêm trong các nhóm từ chỉ sự nghi ngờ

Trong văn nói chuẩn thông dụng, một động từ phủ định (không có nghĩa phủ định) đôi khi đứng sau nhóm từ diễn tả sự nghi ngờ hoặc không chắc chắn.
Ví dụ:
I shouldn't be surprised if they didn't get married soon. (= ...if they got married soon.)
(Tôi không bất ngờ nếu họ kết hôn sớm.)
I wonder whether I oughtn't to go and see a doctor - I'm feeling a bit...(=...whether I ought to ...)
(Tôi tự hỏi liệu tôi nên đi khám bác sĩ hay không - Tôi cảm thấy hơi...)